So sánh sản phẩm
 04 3519 0755 – 0912 787 311 | Bạn có nguồn hàng buôn, liên hệ với chúng tôi 
Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Lenovo ThinkPad T480, M.hình 14,1' FHD IPS, Core I5-8350U 1.7, Upto 3.6 Ghz, RAM 16 GB, SSD 256 GB

Lenovo ThinkPad T480, M.hình 14,1' FHD IPS, Core I5-8350U 1.7, Upto 3.6 Ghz, RAM 16 GB, SSD 256 GB

Lenovo ThinkPad T480, M.hình 14,1' FHD IPS, Core I5-8350U 1.7, Upto 3.6 Ghz, RAM 16 GB, SSD 256 GB


Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá sản phẩm này( 0)
Lenovo ThinkPad T480, Dòng máy Business cao cấp, siêu bền, Màn hình 14,1' FHD IPS (1900x1080) Anti Glare; Core I5-8350U 1.7 Upto 3.6 Ghz, 4 CPU, RAM 16 GB, SSD 256 GB, WIFI, Bluetooth, bàn phím sáng, xạc, nhập Mỹ, nguyên bản 100%, New Openbox,
Giá sản phẩm: 23.800.000 đ
Giá khuyến mãi: 20.800.000 đ
- 12%
  • Nhà cung cấp:
Số lượng
Thêm vào giỏ hàng

Cấu hình chi tiết
 
CPU : Intel® Kaby Lake i5 8350U (4×1.7GHz) Turbo Boost 3.6GHz, Cache 6MB
Memory : 8GB DDR4 Bus 2133MHz
HDD : 256GB SSD M2 6G/s
VGA : Intel HD Graphics 620
Display : 14inch Anti-Glare FHD (1920x1080)
Wireless : Intel® Dual Band 8265 Wireless AC (2 x 2)
Optical : None DVD
Card Reader : 4.1
LAN :10/100/1000
Battery : 2 Pin (3cells + 3cells)
OS : Windows 10 Pro License
Weight : 1.67Kg
Color : Đen
Warranty : 12 tháng, (BH Toàn cầu ), đổi máy mới trong vòng 30 ngày nếu lỗi phần cứng.
Tình trạng  New, Open box, 99,99%
Thông tin thêm :Webcam HD+ Microphone, Bluetooth, USB 3.0, USB C-Gen2/Thunderbolt 3, HDMI 1.4b, SmartCard...
 Khuyến mại  Tặng cặp đựng máy, chuột không dây


ThinkPad T480 và T480s: cấu hình mới hiệu năng tốt hơn, màn hình chỉ hợp làm văn phòng, pin lâu

Bộ đôi ThinkPad T480 và T480s là 2 biến thể mới nhất vừa được Lenovo nâng cấp về cấu hình với vi xử lý Core i thế hệ 8 tiết kiệm điện nhưng 4 nhân, kèm theo đó là những thay đổi nhẹ về thiết kế và tính năng. Sau 2 tuần dùng xen kẽ với vai trò là máy đi làm hàng ngày, mình xin chia sẻ với anh em chi tiết về bộ đôi này ngay dưới đây.
 
ThinkPad T là dòng máy doanh nhân lâu đời nhất, tính từ thời IBM và giờ là Lenovo. Dòng máy này đặc thù vẫn là T400 series với kích thước 14" - một kích thước vừa đủ mà mình thấy nó phù hợp trong hầu hết các tình huống sử dụng. T480 là phiên bản tiêu chuẩn nhất và nó vẫn được xem là giải pháp cân bằng về tính di động lẫn hiệu năng. T480s là phiên bản "giảm cân" của T480 với thiết kế mỏng hơn, nhẹ hơn và hướng đến nhu cầu di động cao, cần sự gọn nhẹ cũng như hiệu năng vừa đủ để làm việc văn phòng.

Cùng cỡ 14" nhưng so về kích thước và trọng lượng thì T480 và T480s chênh nhau khá nhiều. Chẳng hạn như T480 có kích thước 337 x 233 x 20 mm (dày) và nặng 1,78 kg thì T480s là 331 x 226,8 x 18,45 mm (dày) và trọng lượng chỉ còn 1,34 kg. Đó là chưa kể phiên bản T480 mình mượn được dùng pin dung lượng cao, to hơn và dĩ nhiên là nặng hơn đôi chút so với cân nặng khởi điểm 1,78 kg. Đặt 2 chiếc máy chồng lên nhau có thể thấy T480s nằm gọn trong lòng T480 dù cùng cỡ màn hình.
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480-3.jpg…
ThinkPad T480 và T480s đều được thiết kế bền bỉ, đáp ứng tiêu chuẩn độ bền quân sự MIL-STD-810G. Nhưng cách Lenovo sử dụng vật liệu chế tạo trên 2 mẫu máy này khác nhau, nếu chỉ nhìn qua thì khó mà phân biệt được. Cụ thể T480 có phần vỏ nắp máy được làm bằng vật liệu Polyphenylene Sulfide (PPS) và bề mặt được phủ một lớp cao su mỏng (soft-touch), đặc tính của PPS khá giống với magnesium với mật độ, khả năng chịu nhiệt và chịu lực vặn xoắn, va đập. Riêng phần thân máy gồm nội thất, đáy máy được làm bằng nhựa gia cường bằng sợi thủy tinh. Trong khi đó, T480s lại có nắp máy bằng vật liệu polymer gia cường sợi carbon (CFRP), thân, đáy máy được làm bằng magnesium.

Thành ra cảm giác cầm nắm và tiếp xúc với bề mặt của T480 và T480s khá khác nhau. Bề mặt của T480 với lớp phủ cao su hơi sần, nhám tay khi vuốt còn T480s lại nhẵn hơn, cảm giác mượt mà hơn. Cá nhân mình sử dụng 2 chiếc máy này hàng ngày thì mình thích cách hoàn thiện và chất liệu của T480s hơn là T480.

Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480s-5.jpg…
Vẻ ngoài của 2 chiếc máy vẫn tương tự các thế hệ mà nó thay thế là T470 và T470s. Vẫn là logo ThinkPad ở góc với dấu chấm đỏ trên chữ "I" kiêm luôn đèn báo trạng thái. Riêng phiên bản T480 có logo Lenovo khắc chìm còn T480s thì không. Thật sự thì Lenovo đã thiết kế lại T480s khá nhiều trong khi phiên bản T480 chỉ đơn thuần là nâng cấp về cấu hình.
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480s-11.jpg…
ThinkPad T480s khá mỏng và nhẹ.
Nói về những điểm mới trên T480s thì điểm khác biệt nằm ở 2 cạnh máy là chính. Nếu như trên phiên bản T470s, toàn bộ cổng kết nối được đặt bên phải thì ngược lại trên T480s, chúng được dời sang trái và đổi lại khe tản nhiệt nằm bên phải. Sự thay đổi này vừa hay vừa dở, khe tản nhiệt bên phải sẽ ít nhiều gây khó chịu khi bạn sử dụng máy với chuột nhưng các cổng nằm bên trái lại khiến thao tác cắm thiết bị hay kết nối với dây nhợ như LAN, HDMI trở nên thuận tiện và gọn hơn, không vướn chuột.
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480s-10.jpg…
Toàn bộ cổng kết nối được đưa sang trái, có Thunderbolt 3.
Thêm vào đó T480s có hệ thống cổng mới và lược bỏ những cổng cũ. Tại cạnh trái là 2 cổng USB-C trong đó có 1 cổng USB 3.1 Gen1 và 1 cổng Thunderbolt, cả 2 đều hỗ trợ sạc. Thêm nữa là cổng LAN được làm mới với nắp đậy giữ cáp, USB 3.0 (USB-A), HDMI, jack tai nghe 3,5 mm và khe đọc thẻ SD. Tại cạnh phải ngoài khe tản nhiệt máy có thêm một cổng USB 3.0 (USB-A) nữa và vị trí của Smart Card. Khe gắn dock bên dưới đáy máy cũng không còn.
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480-13.jpg…
ThinkPad T480 dày hơn, pin gù nâng máy lên.
Trên T480, vị trí các cổng kết nối vẫn tương tự T470, chủ yếu nằm tại cạnh phải, cạnh trái là khe tản nhiệt. Tại sao Lenovo không đổi luôn như trên T480s thì mình nghĩ lý do hãng vẫn giữ cách bố trí này bởi T480 có GPU rời và nhiệt của CPU và GPU thoát ra từ khe tản nhiệt này sẽ nóng hơn rất nhiều so với T480s vốn chỉ có GPU tích hợp và cũng ít khi chạy tác vụ nặng.

Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480-14.jpg…
Các cổng vẫn nằm ở cạnh phải.
T480 tại cạnh phải có các cổng HDMI, LAN, 2 x USB 3.0 (USB-A), khe đọc thẻ SD, jack tai nghe 3,5 mm. Riêng tại cạnh trái có 2 cổng USB-C với thiết lập một cổng USB 3.1 Gen1 và 1 cổng Thunderbolt 3, cả 2 cũng hỗ trợ sạc.

Một điểm chung trên T480 và T480s là cổng dock truyền thống dưới đáy máy đã được loại bỏ. Kể từ ThinkPad T470 thì Lenovo đã giới thiệu loại dock gắn ngoài dùng Thunderbolt 3 với băng thông tương tự cổng dock PCIe, nhỏ gọn và di động hơn.
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480s-6.jpg…
T480s viền mỏng nhìn gọn hơn nhiều so với T480.
Bản lề của cả 2 đều được làm chìm, vẫn cho góc mở màn hình tối đa 180 độ nhưng so với các dòng ThinkPad T trước thì bản lề đã nhỏ hơn rất nhiều. Một lần nữa nói về thiết kế màn hình thì mình thích ThinkPad T480s bởi phần viền 2 bên của nó mỏng 9 mm trong khi T480 là 12 mm. Thực ra Lenovo đã bắt đầu gọt viền cho các máy dòng ThinkPad từ thế hệ trước nhưng T480 vẫn chưa được làm mỏng.
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480-6.jpg…
Phần viền trên bên T480 có cụm camera IR hỗ trợ nhận dạng khuôn mặt Windows Hello rất nhanh. Camera IR là một tùy chọn, mình không rõ nó có mặc định được trang bị trên T480 khi được bán tại Việt Nam hay không nhưng đây là một tính năng bảo mật nên có trên một chiếc máy doanh nghiệp bên cạnh bảo mật vân tay.
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480s-7.jpg…
Riêng trên chiếc T480s, viền trên của nó lại có webcam được Lenovo gọi là ThinkShutter - thực chất là một chiếc webcam có cửa đóng mở để bảo mật. Thiết kế webcam này nhằm giúp người dùng bảo mật tốt hơn trước những lo ngại về việc webcam bị hack. Những người như ông chủ Facebook sẽ không cần phải lấy băng keo đen dán webcam lại nữa :D.

Bàn phím và bàn rê: cả 2 đều gõ và vuốt rất đã
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480-9.jpg…
Bàn phím của T480 và T480s có layout và kích thước gần như giống nhau. Trải nghiệm gõ phím trên T480 thì vẫn như cũ, nó y hệt T470 và Lenovo hầu như không thay đổi gì với hành trình dài, các phím chính kích thước tiêu chuẩn 15 x 15 mm, key pitch 19 mm giữa tâm các phím mang lại sự thoải mái cho bàn tay khi gõ lâu.
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480s-8.jpg…
T480s mặc dù mỏng hơn nhưng vẫn giữ được hành trình phím dài 1,5 mm, phím có độ nẩy cao và cảm giác gõ rất đã. Tuy nhiên, so về cảm giác thì mình vẫn thích bàn phím của T480 hơn, một phần là do pin gù khiến bàn phím nghiêng một góc thoải mái để đặt tay gõ, một phần là do thân máy dày hơn nên ít nhiều ảnh hưởng đến cảm giác gõ.

Điểm hạn chế chung trên bàn phím của 2 chiếc máy là phím điều hướng nhỏ và cần phải làm quen mới bấm chính xác được.
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480-11.jpg…
Bàn rê của 2 chiếc máy này được hoàn thiện giống nhau, đều là bề mặt phủ kính, hỗ trợ đa điểm với driver Microsoft Precision Touchpad cho độ trễ thao tác thấp và 2 phím chuột tích hợp bên dưới, chỉ khác đôi chút về kích thước. Cảm giác chạm và điều hướng trên bàn rê của 2 máy đều rất tốt, độ rít thấp và rất chạy, 2 phím chuột có độ nẩy cao nhưng cảm giác bấm mềm không bị lệch quá nhiều do bên dưới có cơ chế ổn định.

Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480s-9.jpg…
TrackPoint thì không thay đổi gì mấy so với các thế hệ ThinkPad trước. Nó vẫn là một cái núm đỏ hỗ trợ điều hướng đa chiều, bên dưới là 3 phím chuột dành riêng cho TrackPoint. Trên T480s thì các phím chuột cho TrackPoint hơi nông nên cảm giác xài không đã như trên T480.

Cảm biến vân tay:
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480-10.jpg…
Cả 2 chiếc T480 và T480s đều được trang bị cảm biến vân tay tiêu chuẩn theo cấu hình. Mình không thích thiết kế cảm biến trên 2 chiếc máy này bởi nó khá là nhỏ và đặt sâu dưới lớp vỏ. Thành ra mặc dù là cảm biến một chạm nhưng nó không đạt độ nhạy cao. Mình đang dùng ThinkPad P70 và trước đó có dùng con T570 thì cảm biến vẫn khá to, nhấn là ăn ngay không phải nhấn và đợi khoảng 1 giây như cảm biến trên T480/T480s.

Chất lượng màn hình và âm thanh:

Cả 2 chiếc máy đều có nhiều tùy chọn màn hình, đều là IPS và có lớp phủ matte chống chói. Chiếc T480 mình mượn được có màn hình 2K trong khi T480s là FHD. Chất lượng của chúng như sau:

Think Pad T480s
 
Đang tải AdobeRGB.PNG…
sRGB.PNG NTSC.PNG
Màn hình có mã NV140FHM-N46 do BOEhydis sản xuất, công nghệ IPS, độ phân giải FHD, tỉ lệ 16:9, mật độ điểm ảnh khoảng 157 ppi. Chất lượng hiển thị của màn hình này ở mức trung bình với độ bao phủ dải màu Adobe RGB 48%, NTSC 46% và sRGB 64%. Delta-E trung bình 1.03, riêng màu xanh có độ sai rất cao với tỉ lệ 8.04, tiếp theo là đỏ với 6.54.
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480s-2.jpg…
Độ sáng tối đa của màn hình là 231 nit, độ tương phản tốt ở độ sáng này là 740:1 và black level đạt 0.31. Riêng nhiệt độ màu hơi cao, ở 7500K thành ra màu sắc hơi lạnh. Gamma của màn hình là 2.6, cách rất xa so với gamma 2.2 tiêu chuẩn. Thành ra màn hình của T480s vẫn chỉ hợp để làm văn phòng và giải trí, không thể dùng để chỉnh sửa ảnh hay làm đồ họa.

ThinkPad T480:
 
Đang tải AdobeRGB.PNG…
sRGB.PNG NTSC.PNG
Màn hình mã LP140QH2-SPB1 do LG Philips sản xuất, công nghệ IPS, độ phân giải WQHD, tỉ lệ 16:9, mật độ điểm ảnh khoảng 210 ppi. Chất lượng hiển của màn hình này ở mức khá với độ bao phủ các dải màu rộng hơn so với T480s, đạt 75% Adobe RGB, 69% NTSC và 93% sRGB. Tuy nhiên, Delta-E lại không tốt với tỉ lệ trung bình 3.3, cao nhất 7.3 và nhiều màu sắc bị sai như xanh, đỏ và vàng.
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480-7.jpg…
Nhìn chung chất lượng của 2 chiếc màn hình này chỉ ở mức trung bình. Nó chỉ phù hợp với các tác vụ văn phòng và làm những công việc không cần độ chính xác màu sắc cao. Riêng phiên bản T480 có phần nhỉnh hơn với độ phân giải cao, màu sắc cũng đẹp hơn nhưng độ chính xác màu không cao, cũng không dùng làm đồ họa được. Trong số các dòng ThinkPad thì theo mình chỉ có dòng ThinkPad X và ThinkPad P máy trạm mới được trang bị những chiếc màn hình có độ chính xác màu cao, dòng T phổ thông vẫn không được Lenovo chú trọng.
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480-16.jpg…
Âm thanh của 2 chiếc máy này khá tốt, âm thanh đầu ra lớn, rõ ràng và rất đặc trưng đối với dòng máy doanh nghiệp khi dải mid rất tốt, treble cao nhưng bass thì không có tí nào. Nó phù hợp với nhu cầu hội thoại video với các giải pháp nội bộ hay Skype for Business. Mình cũng đã thử kiểm tra hệ thống mic dual-array trên 2 chiếc máy này bằng cách gọi Cortana (Hey Cortana), đứng từ xa 2 m vẫn nhận tốt.

Hiệu năng:

ThinkPad T480 và T480s có nhiều tùy chọn cấu hình, 2 phiên bản mình mượn được có cấu hình tốt, T480 đạt cấu hình cao nhất trong số các tùy chọn của Lenovo trong khi T480s thì thấp hơn đôi chút. Cụ thể như sau:

ThinkPad T480s:
  • CPU: Intel Core i7-8550U (Kaby Lake-R) 4 nhân 8 luồng, 1,8 - 4 GHz, 8 MB Cache, TDP 15 W;
  • GPU: Intel UHD Graphics 620 300 - 1150 MHz;
  • RAM: 8 GB DDR4-2400, 4 GB hàn chết, 4 GB SO-DIMM, chạy dual-channel;
  • SSD: Lenovo LENSE20 256 GB NVMe SSD;
  • Kết nối: Bluetooth 4.2, Intel Wireless-AC 8265, Intel I219-V Ethernet;
  • Webcam: HD 720p ThinkShuttle;
  • Bảo mật: TPM 2.0, cảm biến vân tay, có NFC;
  • OS: Windows 10 Pro.

ThinkPad T480:
  • CPU: Intel Core i7-8650U (Kaby Lake-R) 4 nhân 8 luồng, 1,9 - 4,2 GHz, 8 MB Cache, TDP 15 W;
  • GPU: Nvidia GeForce MX150 1468 - 1532 MHz;
  • RAM: 16 GB DDR4-2400, 2 x 8 GB SO-DIMM, chạy dual-channel;
  • SSD: Samsung PM981 512 GB NVMe SSD;
  • Kết nối: Bluetooth 4.2, Intel Wireless-AC 8265, Intel I219-V Ethernet;
  • Webcam: IR Camera hỗ trợ Windows Hello;
  • Bảo mật: TPM 2.0, cảm biến vân tay;
  • OS: Windows 10 Pro.

Cả 2 chiếc T480 và T480s về cơ bản có các tùy chọn cấu hình giống nhau, cả 2 đều có tùy chọn màn hình tối đa 2K IPS, tùy chọn GPU rời GeForce MX150 cũng như các tùy chọn bộ nhớ SSD và cả webcam IR hỗ trợ Windows Hello. Riêng T480 với thiết kế dày hơn sẽ có thêm các tùy chọn như gắn thêm ổ 2,5" 500 GB 7200 rpm + Intel Optane 16 GB cũng như trang bị bộ nhớ RAM lớn hơn nhờ có 2 khe SO-DIMM trong khi T480s chỉ có 1 khe SO-DIMM, phần RAM còn lại hàn chết trên bo. Như vậy về khả năng nâng cấp thì T480 nhiều tùy chọn và dễ nâng cấp hơn so với T480s.

Với cấu hình của 2 chiếc máy trên thì chiếc T480s thiên về văn phòng. Cùng với màn hình có chất lượng không quá cao, chỉ đủ dùng văn phòng và giải trí cơ bản thì cấu hình của T480s như trên rất phù hợp, chúng ta cũng không cần đến GPU rời bởi màn hình như vậy rất hạn chế trong việc làm hình ảnh, đồ họa. Thêm nữa là một dòng máy cần tính cơ động và thời lượng pin cao thì việc chọn GPU rời không đạt hiệu quả tốt như GPU tích hợp.

Riêng T480 với màn hình 2K và cấu hình trên thì hợp lý bởi GeForce MX150 đủ sức kéo độ phân giải này cũng như có thể giúp chúng ta xử lý tốt hơn các tác vụ đồ họa trên màn hình 2K. T480 giống như ngựa thồ, nó có cả 2 pin thành ra GPU rời không phải là vấn đề lớn ảnh hưởng đến thời lượng sử dụng.
 

Có một điều thú vị mà mình phát hiện ra trên cấu hình của T480s là nó được trang bị ổ SSD do Lenovo sản xuất thay vì Samsung. Chiếc ổ này có dung lượng 256 GB, là ổ M.2 2280 dùng giao tiếp PCIe 3.0 x4 hỗ trợ giao thức NVMe và tốc độ đọc của nó rất cao, lên đến gần 2750 MB/s, tốc độ đọc tuần tự cũng đạt trên 1100 MB/s, rất khá nhưng tốc độ truy xuất nhiên tập tin cỡ nhỏ lại ở mức trung bình và vẫn thua những ổ của Samsung rất nhiều, nhất là ghi ngẫu nhiên chỉ được 138 MB/s.

Riêng chiếc ổ Samsung PM981 trên T480 - đáng ra nó phải đạt tốc độ đọc/ghi cao hơn hẳn so với chiếc ổ của Lenovo cũng như ngang ngửa với những chiếc máy dùng dòng ổ này, điển hình như con Yoga 920 mình có đánh giá lần trước tức trên 3000 MB/s đọc và gần 2000 MB/s ghi tuần tự nhưng PM981 trên T480 chỉ đạt hiệu năng có một nửa. Nó vẫn là ổ dùng giao tiếp PCIe 3.0 và hỗ trợ NVMe nhưng qua kiểm tra, mình phát hiện ra nó chỉ khai thác có 2 lane PCIe 3.0 thay vì 4 lane do dùng một cái adapter chuyển gắn trong khay ổ 2,5".

Thành ra với việc cắt giảm một nửa số lane, chiếc ổ này bị bóp băng thông và như chúng ta thấy, chỉ trên 1700 MB/s đọc và 1650 MB/s ghi tuần tự. Tốc độ truy xuất ngẫu nhiên thì vẫn ngang ngửa với PM981 trên Yoga 920. Mình có tìm hiểu thêm về bố cục các khe M.2 trên T480 thì nó vẫn còn trống 1 khe M.2 vốn dùng cho card WWAN 4G/LTE, nếu anh em muốn gắn thêm thì phải tìm được cái SSD M.2 ngắn hơn, kiểu 2242 thay vì 2280. Điều này cũng lý giải tại sao Lenovo lại cung cấp tùy chọn ổ HDD 2,5" đi kèm với ổ Intel Optane bởi Intel Optane có form ổ M.2 2242, vừa gắn khe này.

Về RAM thì chiếc T480s có thể hỗ trợ tối đa 24 GB RAM, ở thiết lập 24 GB thì máy sẽ có 8 GB hàn chết và 16 GB gắn thêm qua khe SO-DIMM, cũng chỉ có 1 khe. Trên chiếc máy mình đánh giá thì nó có thiết lập 8 GB với 4 GB trên bo và 4 GB gắn trên khe SO-DIMM thiết lập chạy kênh đôi để tối ưu hiệu năng của GPU tích hợp. Chiếc T480 thì thoải mái hơn với 2 khe SO-DIMM, máy gắn sẵn 2 thanh 8 GB DDR4-2400 chạy kênh đôi, có thể nâng cấp tối đa 32 GB.
 

Hiệu năng tổng thể của T480 và T480s qua PCMark 8 và 10 cho thấy: T480s với cấu hình trên đạt điểm số tương đương và thậm chí nhỉnh hơn đôi chút so với những mẫu máy có cùng CPU Core i7-8550U. Mình cũng rất bất ngờ khi bench 2 lần với PCMark 8 thì kết quả đều cao. Mình nghĩ một phần là do T480s được trang bị RAM tốc độ cao hơn, chạy kênh đôi, SSD tốc độ cao, cấu hình được tối ưu tốt.

Trong khi đó chiếc T480 lại đạt điểm PCMark cao nhất trong số các mẫu máy được so sánh, lợi thế của T480 quá rõ ràng khi có dung lượng RAM gấp đôi so với T480s, GPU rời và CPU Core i7-8650U vẫn đạt hiệu năng cao hơn đôi chút so với Core i7-8550U nhờ xung Turbo Boost. Dù vậy với PCMark 10 thì điểm số của T480 không tỏ ra vượt trội nhiều so với các mẫu máy còn lại.
 

Chuyển sang 3DMark, mình chỉ test 2 bài đơn giản là Cloud Gate và Fire Strike vì các mẫu máy trong bảng so sánh hầu hết đều chạy Intel HD Graphics thì những chiếc máy như Surface Book 2 hay T480 đạt điểm số cao hơn hẳn nhờ GPU GeForce, Surface Book 2 đi kèm với GTX 1050 còn T480 có MX150. Dù cả 2 đều là dòng máy doanh nghiệp, game là thứ ít có nhu cầu trên những chiếc máy này nhưng mình vẫn thử chơi vài game trên con T480 xem hiệu năng nó tới đâu. Mình chơi DOOM với thiết lập đồ họa thấp, tắt hết khử răng cưa, độ phân giải FHD thì MX150 vẫn đạt được tỉ lệ khung hình trung bình 30 fps. Với một game nặng làm tham chiếu, mình nghĩ những game online nhẹ hơn hoàn toàn có thể chạy ngọt vỡi MX150 ở thiết lập đồ họa trung bình cao với độ phân giải FHD.

Điều mình thích trên phiên bản T480 mình đánh giá là màn hình 2K đi với GPU MX150 rất xứng. Nếu để UHD Graphics kéo 2K thì nó vẫn có thể kéo được nhưng nếu xuất ra một màn hình nữa với độ phân giải tương tự thì Intel UHD Graphics sẽ không thể xử lý nổi. Mình cũng đã thử cho T480s kéo một cái màn hình 4K, hiển thị tốt nhưng khi xem YouTube một clip 4K thì rất lag. Trong khi đó T480 thì không thành vấn đề bởi MX150 vẫn mạnh hơn rất nhiều so với UHD Graphics.

Như vậy với cấu hình của 2 chiếc máy trên, mình dùng T480s có những điểm rất hay đó là nó gọn nhẹ, thanh thoát và đáp ứng tính di động cao. T480 dạng ngựa thồ hơn, cấu hình tốt hơn, màn hình 2K với cấu hình trên rất hợp lý, xử lý ngọt hầu hết các tác vụ mình hay dùng hàng ngày như Photoshop, Lightroom. Riêng có cái ổ SSD, nếu như Lenovo cho nó chạy full lane thì hiệu năng của T480 sẽ còn cao nữa.

Thời lượng pin và nhiệt độ:
 
Đang tải ThinkPad T480s CPU GPU.jpg…
Core i7-8550U trên T480s có thể duy trì mức xung tối đa 4 GHz trong thời gian dài khi thực hiện nhiều tác vụ khác nhau từ lướt web đến chỉnh sửa ảnh, xuất video, video call và cả chơi game. Hệ thống tản nhiệt trên T480s vận hành khá hiệu quả giúp giữ cho nhiệt độ CPU ở mức trung bình từ 50 đến 60 độ C khi tải vừa và khi tải nặng có thể lên đến 86 độ C. Mình nhận thấy Lenovo đã cho con Core i7-8550U này ăn tới 50 W chứ không giới hạn nó nên điều này lý giải tại sao xung 4 GHz có thể duy trì được lâu đến vậy bởi dòng Core I đời 8 4 nhân tiết kiệm điện nói chung thường được các hãng giới hạn TDP ở mức tối đa 25 W để đảm bảo hiệu quả tản nhiệt. Lenovo không làm vậy, hãng tự tin vào hệ thống tản nhiệt của mình và mục tiêu cho CPU chạy "xé gió" là nhằm mang lại hiệu năng cao nhất có thể trên T480s. Tuy nhiên, khi CPU chạm ngưỡng giới hạn nhiệt độ, hệ thống tản nhiệt không thể duy trì nhiệt độ dưới 90 thì TDP tự cắt xuống còn 25 - 30 W. TDP giảm sâu xuống dưới 10 W khi tải nhẹ và trung bình ở mức 12 đến 15 W.
 
Đang tải ThinkPad T480 CPU GPU.jpg…
Trên T480, con CPU Core i7-8650U cũng được chạy tối đa hiệu năng của nó, dễ dàng đạt được và duy trì mức xung 4,2 GHz với TDP lên đến 50 W. Hành vi của CPU cũng tương tự Core i7-8550U trên T480s nhưng khi tải nặng và lâu thì nhiệt độ CPU có phần thấp hơn với mức nhiệt ở khoảng 82 độ C. GPU MX150 có mức nhiệt độ hoạt động tốt, khi tải nặng vẫn dưới 70 độ C.

Đó là nhiệt độ phần cứng, còn nhiệt độ vỏ thì T480s hiển nhiên mát hơn so với T480 bởi phần cứng phát sinh nhiệt ít hơn. T480s có nhiệt độ vỏ rất mát, vùng chiếu nghỉ tay và bàn phím đều dưới 40 độ C, chiếu nghỉ tay khoảng 31 - 33 độ C bởi bên dưới là pin, riêng vùng bàn phím bên phải thì có phần nóng hơn với nhiệt độ đo được khi tải nặng khoảng 46 độ C, mặt dưới máy thì điểm nóng nhất nằm tại chính giữa khoảng 46 độ C, các vùng xung quanh đều dưới 41 độ C tùy tải. Thiết kế mỏng của T480s lộ nhược điểm khi để nhiệt nóng ảnh hưởng đến bề mặt bàn phím.

T480 với thân vỏ dày hơn thì vùng nội thất rất mát, chiếu nghỉ tay khoảng 33 đến 36 độ C còn vùng trung tâm bàn phím khi tải nặng đo được khoảng 42 độ C. Riêng mặt đáy thì rất nóng với vùng trung tâm đến 50 độ C, các vùng gần khe tản nhiệt khoảng 48 độ C, các vùng còn lại dưới 41 độ C. Như vậy nếu để máy lên đùi làm việc thì T480s vẫn thoải mái hơn T480.
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480-15.jpg…
ThinkPad T480 được trang bị 2 pin gồm 1 cục pin 48 Wh tích hợp bên trong và 1 cục pin 72 Wh dạng pin gù gắn ngoài có thẻ thay bằng pin mỏng.
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480s-12.jpg…
T480s chỉ có pin tích hợp với dung lượng 57 Wh.

ThinkPad T480s:
 
Đang tải PCMark8 Battery.PNG…
Mình dùng làm việc hàng ngày với các tác vụ văn phòng như lướt web bằng Edge, OneNote, Photoshop để làm hình và làm việc liên tục. Thiết lập độ sáng tối đa, dung lượng pin bắt đầu test là 95% vào lúc 8:46 sáng thì đến 14:18 pin còn 16% báo cắm sạc. Như vậy sau 5 tiếng 32 phút, pin mất 79% pin. Đây là một thời lượng pin rất tốt bởi nên nhớ mình thiết lập độ sáng màn hình 100%, nếu giảm xuống 50% thì thời lượng pin có thể đạt được cả ngày làm việc, khoảng 8 tiếng. Thử nghiệm với PCMark 8 Home với độ sáng 75%, pin đầy 100% chạy liên tục rất nhiều bài test từ duyệt web đến chỉnh sửa ảnh, gọi video và chơi game nhẹ thì thời lượng pin đạt 5 tiếng đến khi còn 20%.

Từ 15:33, pin còn 15% và mình cho sạc lại thì sau 58 phút lúc 16:31, pin đã đạt 80%. T480s được trang bị công nghệ sạc RapidCharge và sau 1 tiếng 30 phút thì pin đầy.

ThinkPad T480:
 
Đang tải PCMark8 Battery.PNG…
Cũng tương tự với những công việc hàng ngày, thiết lập màn hình độ sáng 100%, bắt đầu từ 14:16 lúc pin đang còn 92% (pin 1 71%, pin 2 100%) thì đến 21:05, pin còn 21% (pin 1 5% và pin 2 26%). Như vậy với 2 pin, sau 6 tiếng 49 phút mất 71% pin - một thời lượng pin rất rất tốt với cấu hình có card rời, màn hình 2K và độ sáng màn hình tối đa. Nếu giảm độ sáng xuống thì mình nghĩ thời lượng pin có thể đạt đến 10 tiếng hoặc hơn. Thử nghiệm với PCMark 8 Home cho chạy bằng pin như T480s thì thời lượng sử dụng đạt 7 tiếng 56 phút. 2 cục pin dung lượng lớn của T480 cũng mất hơn 4 tiếng để sạc lại, chiếc máy mình thử nghiệm không có RapidCharge.

Kết luận:

Bộ đôi T480 và T480s đã được Lenovo nâng cấp, mặc dù vẻ ngoài không thay đổi nhiều, vẫn đậm chất Think nhưng thế hệ vi xử lý mới đã khiến cả 2 trở nên mạnh mẽ hơn, đáp ứng được nhu cầu làm việc cao hơn với nhiều tác vụ khác nhau. Những trải nghiệm trên ThinkPad T truyền thống vẫn còn đó và được tăng cường, bàn phím và bàn rê vẫn rất ngon và đặc biệt là hệ thống cổng kết nối đã tiện hơn khi sạc bằng USB-C, có cả Thunderbolt 3. Việc loại bỏ cổng dock truyền thống dưới đáy máy cũng hợp lý bởi dock Thunderbolt 3 giờ đây tiện hơn, đủ kết nối và đủ nhỏ gọn với băng thông lớn không hề thua kém các loại dock dày cộp như xưa.
 
Đang tải Tinhte.vn_ThinkPad_T480s-1.jpg…
Dù vậy ThinkPad T480 và T480s vẫn có những điểm cần phải cải tiến trong thế hệ tiếp theo. Chẳng hạn như Lenovo nên trang bị màn hình chất lượng cao hơn cho 2 chiếc máy này, cảm biến vân tay lớn hơn và nhạy hơn, tận dụng thiết kế viền mỏng cho cả 2 máy thì dòng T400 sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều. Ngoài ra với chiếc T480, mình vẫn cảm thấy khó hiểu khi Lenovo lại trang bị ổ SSD NVme nhưng lại cho chạy chỉ PCIe 3.0 x2 qua adapter gắn trên khay 2,5" mà không có khe M.2 2280 tiêu chuẩn (có khe M.2 2242). Thành ra việc nâng cấp trở nên phức tạp và khó khăn hơn, đặc biệt là khi cần chạy song song ổ M.2 SSD tốc độ cao và ổ HDD 2,5".

Về giá, T480 và T480s đều là 2 dòng máy bán chủ yếu theo kênh doanh nghiệp. Tuy nhiên, mình có thông tin rằng Lenovo sẽ bán chính hãng 2 chiếc máy này tại Việt Nam nên anh em dễ mua hơn. Giá của T480 sẽ từ 27,9 triệu đồng cho cấu hình i5-8250U, 8 GB RAM, 256 GB SSD, màn hình FHD, cũng có 2 pin. T480s sẽ có giá từ 29,69 triệu đồng cho cấu hình i5-8250U,. 8 GB RAM, 256 GB SSD, màn hình FHD, pin 57 Wh.
 
Lenovo ThinkPad T480, Dòng máy Business cao cấp, siêu bền, Màn hình 14,1' FHD IPS (1900x1080) Anti Glare; Core I5-8350U 1.7 Upto 3.6 Ghz, 4 CPU, RAM 16 GB, SSD 256 GB, WIFI, Bluetooth, bàn phím sáng, xạc, nhập Mỹ, nguyên bản 100%, New Openbox,
Tags:
Liên hệ cho chúng tôi qua Zalo
Liên hệ cho chúng tôi qua Hotline